Formosa Vũng Áng đã ngả bài!!!

   28-10-2022

Du lịch biển miền Trung có còn không ? Người Việt đã chết dần bởi thực phẩm độc trên bờ, giờ thêm thực phẩm biển chịu hủy hoại của Formosa Vũng áng. Sẽ có thêm bao nhiêu căn bệnh hiểm nghèo, bao nhiêu ca ung thư? Tiền của để chữa bệnh của toàn xã hội rồi sẽ lớn tới đâu? Ai chi trả? xin chuyển câu trả lời đầy thách đố của Giám đốc đối ngoại Formosa đến các cấp lãnh đạo Việt Nam.

hạn mặn, miền Bắc bị mưa đá, miền Trung cũng không thoát khỏi tai ương nhưng dấu hiệu nhân tai có vẻ hiện rõ hơn ở miền Trung sau hiện tượng cá chết hàng loạt khiến cả nước bàng hoàng. Chưa bao giờ cá chết nhiều đến thế, xác cá rải trắng cả một rẻo từ biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị đến Thừa thiên Huế. Đất nước đã khốn đốn vì nạn tham nhũng, vì thiên tai giờ lại thêm cái nạn nhân tai này nữa. Mà nhân tai mới đáng sợ vì sức tàn phá của nó rất khủng khiếp, lại không theo mùa mà ngấm ngầm diễn ra quanh năm.

Ngay sau vụ cá chết hàng loạt, chỉ tính riêng thiệt hại đã không thể đo đếm và cũng không thể kiểm soát được. Không chỉ bà con nuôi cá lồng bè, bao nhiêu vốn liếng, tài sản coi như “đi tong”, mà các ngư dân cũng rơi vào cảnh khốn đốn. Đánh bắt được cá đã khó, nhưng có được cá rồi thì biết bán cho ai? mà ai dám mua? Làm sao phân biệt được đâu là cá đánh ở ngoài khơi xa và đâu là cá chết do ngộ độc dạt vào bãi biển? Và rồi đến cả những miếng cá ta ăn liệu có chắc được sự an toàn không?

Trong khi phần lớn giả thuyết đưa ra đều cho rằng do nguồn nước/môi trường bị nhiễm độc từ nhà máy gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (do tập đoàn Formosa Đài Loan đầu tư) nhưng vẫn chưa có kết luận cuối cùng thì Formosa Vũng Áng đã chơi bài ngửa. Giám đốc đối ngoại của Formosa tuyên bố thẳng thừng: “Phải lựa chọn, muốn bắt tôm cá hay là xây nhà máy thép hiện đại?”, hiểu đơn giản, phát ngôn trên chính thức thừa nhận những tác động môi trường của Formosa là không thể tránh được. Vâng, dù rất đau lòng nhưng vẫn phải “cảm ơn” lời phát biểu “thật thà” của Giám đốc đối ngoại Formosa trong khi lãnh đạo Hà Tĩnh lại lặng thinh, hoặc có những phát ngôn làm người dân tức giận hơn.

Giám đốc đối ngoại Formosa.

Giám đốc đối ngoại Formosa.

Theo GS.TSKH Lê Huy Bá – chuyên gia độc học môi trường, Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường nhận định: “Trong danh mục hơn 40 chất được cho là Formosa nhập khẩu vào Việt Nam từ đầu năm đến nay và sử dụng trong sản xuất thì đặc điểm đầu tiên của nhóm các chất này là độc và cực độc đối với con người, động vật”.

Formosa Hà Tĩnh là một dự án có mức đầu tư cam kết lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 28 tỷ USD, có lẽ vì thế mà người ta đã bỏ qua nhiều quan ngại về vị trí an ninh rất đặc thù của Vũng Áng và dành cho nhà đầu tư nhiều ưu đãi biệt lệ. Tuy nhiên nếu không được giám sát và kiểm tra chặt chẽ thì những tổn hại từ chính những dự án này sẽ gây ra những tổn thất khổng lồ không thể bù đắp.

Formosa đến từ Đài Loan, và “thành tích” tôn trọng môi trường của Formosa tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác đều rất tồi tệ. Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin. Tại Hoa Kỳ, ở các bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi… Hồ sơ môi trường của Formosa cộm cán đến nỗi đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ. Năm 2009, Formosa “vinh dự” nhận giải “Hành tinh đen” – do Ethecon tổ chức bảo vệ môi trường Đức dành cho những cá nhân/tổ chức “đóng góp” vào việc phá hủy môi trường.

Formosa nhận giải "Hành tinh đen" năm 2009. Đây là một giải do Ethecon - tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức "đóng góp" vào việc phá hủy môi trường.

Formosa nhận giải “Hành tinh đen” năm 2009. Đây là một giải do Ethecon – tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức “đóng góp” vào việc phá hủy môi trường.

Quay trở lại với tuyên bố của Giám đốc đối ngoại Formosa Chu Xuân Phàm, khi đưa ra lời thách thức trên có lẽ ông Phàm đã cố lờ đi vấn đề không phải chỉ ở chỗ ít tôm cá đi, mà là những nguy cơ lâu dài đối với sức khỏe người dân dọc bờ biển miền Trung và thậm chí là cả miền Bắc. Vì vào mùa đông, hải lưu sẽ đưa nước thải từ Vũng Áng vào Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng và vào mãi phía nam, còn mùa hè thì hải lưu sẽ đưa nước Vũng Áng ngược về Nghệ An, Thanh Hoá rồi ra mãi tận Hải Phòng hay Quảng Ninh. Khi chưa hoạt động, Formosa thải 12 nghìn m3 nước thải mỗi ngày. Vậy khi đã hoạt động rồi cái khu liên hợp khổng lồ ấy sẽ thải ra bao nhiêu m3 nước thải? 50 nghìn, 100 nghìn hay 200 nghìn mỗi ngày cái thứ nước thải theo khẳng định của Giám đốc đối ngoại Formosa thì dù được xử lý cũng chắc chắn làm chết tôm cá.

Kinh tế biển của Việt Nam rồi sẽ ra sao? Đang mùa đi biển mà ngư dân phải bó gối nằm nhà vì đi là lỗ. Trong khi đó, ngư trường bỏ trống tất nhiên sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi cho đám “tàu lạ” tung hoành lấy ai giữ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa? Và quan trọng là cái dòng nước mang độc chất chết tôm cá ấy sẽ hủy diệt thế nào sức khỏe của toàn bộ người Việt ở hai đầu Nam Bắc?

Công nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới đây sẽ thế nào và thị trường thế giới có chịu mua hải sản xuất khẩu của Việt Nam nữa hãy không? Liệu doanh thu xuất khẩu ngót 7 tỷ USD hàng năm thủy sản trong tương lai sẽ còn bao nhiêu?

Thế mạnh du lịch biển miền Trung và miền Bắc có còn không khi dòng hải lưu đưa theo dòng nước nguồn thải từ Vũng áng?.

Xin chuyển câu trả lời đầy thách đố của Giám đốc đối ngoại Formosa đến các cấp lãnh đạo.

Xin chuyển câu trả lời đầy thách đố của Giám đốc đối ngoại Formosa đến các cấp lãnh đạo.

Khi cộng sổ tất cả các thiệt hại về ngành thủy sản xuất khẩu, du lịch, và đặc biệt là sức khỏe và tính mạng người dân Việt vốn đã chịu đủ thứ đe doạ, giờ lại thêm nạn ô nhiễm không thể tránh được từ Formosa Vũng Áng, thêm vào đó là mối đe dọa mất chủ quyền khi ngư dân bỏ dần biển… cuối cùng so với số thuế thu được từ Formosa, liệu cái nào lớn hơn và quan trọng hơn? Việt Nam mất những gì và còn gì?

Người Việt vẫn chưa quên Vedan, một công ty Đài Loan với đường ống xả thải chôn ngầm đã huỷ diệt cả sông Thị Vải. Và quy mô của Vedan thì chỉ là hạt cát so với Formosa. Đây chính là lý do khiến Đà Nẵng từng từ chối dự án nhà máy thép 1 tỉ đô cùng nhiều dự án dệt may vài trăm triệu đô để giữ cho môi trường thành phố được trong lành. Nay xin chuyển câu trả lời đầy thách đố này của Giám đốc đối ngoại Formosa đến các cấp lãnh đạo Việt Nam.

Bài viết liên quan

Phù phép thuốc quá hạn sử dụng thành còn date

Cơ quan chức năng Hà Nội phát hiện hơn 500.000 đơn vị thuốc với trên 200 loại đã hết hạn sử dụng bị người bán tẩy xóa sửa lại date rồi bán ra thị trường. 

Chi tiết lịch làm việc dự kiến của Đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam

Theo Ban tổ chức Đại hội, đúng 8 giờ sáng hôm nay, 21/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chính thức được khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.

Công bố danh sách Ban Chấp hành Trung ương khoá XII

Hai ủy viên chính thức trẻ nhất là ông Nguyễn Thanh Nghị (Bí thư Kiên Giang) và Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Đà Nẵng, cùng 40 tuổi); cao tuổi nhất là ông Nguyễn Phú Trọng (72 tuổi, Tổng bí thư Đảng khóa XI).

Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng bí thư

Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương khóa XII vừa bầu ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ vị trí Tổng bí thư nhiệm kỳ mới.

Formosa nhận trách nhiệm gây cá chết miền Trung

(ĐTTCO). - Chiều 30-6, tại Hà Nội, Chính phủ đã họp báo công bố nguyên nhân sự cố cá chết ở miền Trung. Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp báo.

Lễ diễu binh, diễu hành 2/9 có gì đặc biệt?

Hơn 30.000 người tham gia diễu binh, diễu hành đã phải luyện tập suốt 3 tháng, qua nhiều vòng hợp duyệt, sơ duyệt rồi tổng duyệt. Hình ảnh các chiến sĩ đổ mồ hôi dưới cái nắng bất thường hay nghiêm chỉnh đi trong trận mưa lớn vào đêm tổng duyệt đã nhận được sự đồng cảm, thán phục của nhiều người dân.

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn

02462662610