Thực đơn lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
Natri (Sodium): Không quá 2300 mg/ngày
Chất xơ trên 25 gram mỗi ngày
Ăn ít hơn 7 % chất béo bão hòa mỗi ngày
Ăn ít hơn 200 mg cholesterol trong chế độ ăn mỗi ngày
Theo thực đơn của mạng lưới chăm sóc bệnh nhân tiểu đường DiabetesCare.net, một số ví dụ tiêu biểu về bữa trưa rất phù hợp với những hướng dẫn trên.
Một số gợi ý thực đơn bữa trưa cho người mắc tiểu đường
Thực đơn bữa trưa 1:
Cơm với canh đậu phụ nấu thịt ức gà hoặc thịt bò
Salad xà lách, dưa chuột, cà rốt trộn chanh hoặc dấm và dầu oliu
Tráng miệng: 1 quả đào tươi, Sữa chua
Giá trị dinh dưỡng:
Calorie: 511
Carbonhydrates: 64 g
Chất xơ: 8,8 g
Chất béo bão hòa: 4 g (7% calorie)
Trans fat: 0
Sodium: 249 mg
Thực đơn bữa trưa 2:
Cà ri đậu đỏ
Nửa bát khoai tây luộc hoặc nướng (không cho muối)
1/2 bát cà rốt và 1 bát súp lơ xào trong 1,5 thìa cà phê dầu oliu.
Khoảng 42 g (0,4 lạng) cá hồi áp chảo
Tráng miệng: Nửa quả dứa
Giá trị dinh dưỡng:
Calorie: 492
Carbonhydrate: 66 g
Chất xơ: 11,7 g
Chất béo bão hòa: 2,4 g
Trans fat: 0
Sodium: 524 mg
Thực đơn bữa trưa 3:
Súp rau thịt bò
1 bát cơm hoặc 1 lát bánh mì làm từ 7 loại ngũ cốc nguyên hạt (ăn kèm 1,5 thìa cà phê bơ thực vật)
Cà chua xào hành, cần tây bằng dầu oliu.
Tráng miệng với nho và vài quả mơ, có thể ăn thêm hạt hồ đào hoặc các loại hạt như hạt bí,…
Giá trị dinh dưỡng:
Calorie: 505
Carbonhydrate: 62 g
Chất xơ: 12 g
Chất béo bão hòa: 2,7 g (5% calorie)
Trans fat: ít hơn 1 g
Sodium: 532 g
Như vậy, người tiểu đường không cần kiêng khem quá nghiêm ngặt, vẫn có thể thưởng thức một bữa ăn đa dạng gồm tinh bột, rau củ quả, protein như thịt, cá, thịt gà,với nhiều món ăn khác nhau. Cần lưu ý cân bằng giữa lượng tinh bột với chất xơ và chất béo đối với người bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường nên ăn tinh bột với một lượng vừa phải, không quá nhiều, kiêng mỡ động vật. Đối với tinh bột, người bệnh tiểu đường nên ăn ngũ cốc nguyên hạt như cơm, các loại đỗ đậu như đậu đỏ, đậu xanh,... hơn là bột xay xát kỹ để hạn chế lượng đường cao trong máu.
Người bệnh tiểu đường kiêng ăn đường, thay vào đó nên ăn hoa quả tươi. Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật hay bơ thực vật, với một hàm lượng vừa phải, nên dùng dầu oliu. Nên ăn thịt nạc chứ không nên ăn thịt mỡ. Nên ăn đồ xào sơ hoặc nướng trong lò nướng thay vì ăn đồ chiên hoặc rán ngập dầu.
Người tiểu đường cũng nên ăn nhạt, chế độ ăn giảm muối.
LiLy (theo DiabetesCare.net)
Bài viết liên quan
Ung thư giai đoạn đầu có biểu hiện gì?
Chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường, không luyện tập thể dục hay làm bất cứ biện pháp nào để giảm cân mà bỗng dưng thấy sụt cân một cách nhanh chóng từ 4-5kg trong 1 khoảng thời gian ngắn.
5 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường ít người chú ý
Những thực phẩm giúp tăng cường tiêu hóa
Cam có chứa chất xơ hòa tan giúp cho đường ruột khỏe mạnh. Ăn cam thường xuyên cũng tạo ra môi trường tương đối thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Chất xơ hòa tan được lên men trong ruột bởi các vi khuẩn có lợi. Điều này dẫn tới việc sản sinh ra các axit béo được gọi là hợp chất butirat. Hợp chất butirat giữ các tế bào khỏe mạnh.
Sai lầm chết người cần tránh khi ăn canh cua đồng
Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn